Rõ ràng là kể từ trận gặp Thụy Sĩ, đã có những dấu hiệu tích cực hơn từ cách vận hành đến lối đá ở trên sân nơi tập thể này. Troll troll Southgate vậy thôi chứ không phải tự nhiên từ trận gặp Thụy Sĩ trở đi mình bắt đầu nói nhiều hơn về vấn đề chiến thuật của ĐT Anh. Vậy những sự chuyển biến rõ rệt trong cách vận hành và lối đá của ĐT Anh từ trận Thụy Sĩ đến trận gặp Hà Lan đêm qua cụ thể là gì?
Vấn đề của đội bóng này, không phải việc họ lựa chọn cách đá phòng ngự thực dụng, mà vấn đề của họ nằm ở việc họ không nhất quán được cách vận hành lối chơi, cũng như không kiểm soát được nhịp độ và thế trận trên sân trong các trận đấu của mình. Ví dụ đơn cử mình đã từng nêu ra ở trận gặp Đan Mạch, khi Bellingham, Foden, mạnh ai người đó di chuyển, chạy về sâu ở phần sân nhà thì thủ môn lại phát bóng thật mạnh lên, còn lúc tuyển Anh build up từ sân nhà thì cặp pivot lại trốn chui trốn nhủi giữa 2 cái bóng cover shadow của các tiền đạo đối thủ. Anh ở những trận trước cũng rất thường xuyên bị đối thủ đánh vỗ mặt trong các tình huống chuyển trạng thái, phần vì cặp pivot không che chắn được cho hàng thủ, phần vì chính ĐT Anh không kiểm soát được nhịp độ trận đấu.
Trong đó, có 2 sự thay đổi chính, khá rõ rệt, giúp ĐT Anh phần nào đó vận hành tốt hơn: 1 là trong giai đoạn có bóng và 2 là trong giai đoạn phòng ngự không bóng:
Thứ nhất: Những thay đổi khi có bóng
Thay đổi rõ rệt nhất trong giai đoạn cầm bóng, giúp ĐT Anh triển khai bóng trơn tru hơn, nằm ở việc họ đồng bộ và nhất quán hơn trong cách di chuyển, cùng với đó là sự bổ sung Kobie Mainoo vào đội hình chính. Nhiều người nhắc đến hệ thống 3 trung vệ mà Southgate đã áp dụng từ trận gặp TS đến giờ. Nhưng trên thực tế, những tác động của sơ đồ này lên lối chơi của ĐT Anh chỉ thực sự được phát huy trong giai đoạn họ không có bóng (mình sẽ nói rõ ở đoạn sau trong bài viết này). Còn khi ĐT Anh có bóng, đó vẫn là khối 3-2-5 mà họ đã sử dụng từ đầu giải, với Trippier/ Shaw dâng cao ngang bộ tứ hàng công từ trái qua phải: Bellingham, Kane, Foden, Saka. Walker thu về đá ngang cặp trung vệ cùng cặp pivot Rice – Mainoo chơi ngay phía trên tạo thành khối rest defend 3-2.
Sự khác biệt lớn nhất khi ĐT Anh cầm bóng, nằm ở việc họ nhất quán hơn trong cách di chuyển. Khi build up từ sân nhà, Rice và Mainoo sẽ chủ động lùi sâu, chọn những vị trí đủ thoáng bóng để nhận đường chuyền từ tuyến dưới rồi kéo bóng lên. Những Bellingham hay Foden cũng rất biết cách di chuyển lùi về, hỗ trợ cặp pivot. Các tình huống ĐT Anh luân chuyển quả bóng từ đó cũng mượt mà hơn, giúp họ lên bóng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc có một tiền vệ thực sự có não và biết dùng chân là Mainoo trong cặp pivot, cũng góp phần không nhỏ giúp ĐT Anh có những tình huống thoát áp lực hiệu quả, khi Mainoo kéo bóng và thoát áp lực tốt như thế nào thì chắc ai cũng rõ.
>>> Click xem ngay: Lịch bóng đá hôm nay <<<
Việc hoán đổi vị trí, cũng như trao cho Bellingham và Foden những vai trò rõ ràng hơn cũng giúp ĐT Anh hiệu quả hơn trong việc tạo ra những mảng miếng tấn công. Thay vì dí Foden ra biên trái, trong khi ép Bellingham đá số 10 roam cực rộng như những trận đầu, Southgate đã phân định vai trò cho 2 anh chàng này rõ ràng hơn, với Bellingham đá số 8 lệch trái, chỉ hoạt động chủ yếu ở half space trái, được chơi nghịch chân, dễ đi bóng, tung ra các pha kiến tạo và dứt điểm hơn. Foden được kéo hẳn vào trung lộ, đá số 8/10 lệch phải, tạo sợi dây liên kết tốt hơn với Saka bám biên. Foden đôi khi còn được đâm vào box những khi Kane giật về. Nhìn chung là với một vài sự thay đổi nhỏ, ĐT Anh đã làm tốt hơn phần nào khi có bóng trong chân.
Thứ hai: Những thay đổi trong giai đoạn không bóng
Như bài viết mà mình lên trước trận, cũng như những thông tin mình đã cung cấp bên trên, từ trận gặp TS, ĐT Anh đã có những sự thay đổi nhất định trong khối đội hình gây áp lực lẫn phòng ngự khi không có bóng. Thay vì khối 4-2-3-1 hoặc 4-4-2, ĐT Anh chuyển sang khối 4-3-3/ 3-4-3 khi Mid Block và 5-4-1 khi low block. Khi ĐT Anh Mid Block, Saka từ Winger phải sẽ được kéo về đá ngang Mainoo, tham gia vào line phòng ngự thứ 2 phía sau bộ 3 Bellingham, Kane và Foden. Saka lùi về và bó vào trong như vậy mục đích chính là để bọc lót half space trong những trường hợp Walker giãn ra biên để đối đầu 1v1 với Winger trái của đối phương (đêm qua là Gakpo, trận trước là Vargas). Còn khi ĐT Anh low block, Saka sẽ lùi về ngang hàng thủ, tạo thành line phòng ngự 5 người. Cách bố trí này mục đích chính giúp ĐT Anh cover tốt hơn 2 nách trung lộ, đồng thời hạn chế được sức mạnh từ những đội bóng ưa thích tập trung đông quân số sang 1 biên như trục trái của Hà Lan hay Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, Rice và Mainoo ở trung lộ cũng làm tốt hơn trong những nhiệm vụ tranh chấp, thu hồi quả bóng, cũng như dâng lên gây áp lực khi cần, từ đó giúp ĐT Anh pressing hiệu quả hơn và thu hồi bóng ở giữa sân tốt hơn.
>>> Click tại đây để: Trực tiếp bóng đá full HD miễn phí <<<
Tất nhiên, vẫn còn đó rất nhiều những vấn đề nơi lối chơi của đội bóng này, điển hình là việc họ vẫn để toang trung lộ cho Simons dứt điểm thành bàn ở phút thứ 8, hay việc ĐT Anh trong H2 lại quay về với “cái máng lợn” cầm chừng chờ những tình huống tỏa sáng cá nhân. Nhưng cũng không thể phủ nhận những thay đổi mà Southgate cùng ban lãnh đạo tạo ra dù ít dù nhiều cũng đã giúp ĐT Anh chơi ổn hơn rất nhiều so với những trận đầu.
Đó là còn chưa kể trên việc trong tay Southgate còn những “con bài được giấu kín” mang tên “bản lĩnh khi đá luân lưu” trước Thụy Sĩ, hay khả năng “thay người tài tình – Master Class” Palmer – Watkin cùng tạo nên bàn ấn định tỉ số đêm qua trước Hà Lan của chính Southgate :)))) Thế nên giờ chẳng biết có phải tất cả những cải thiện của ĐT Anh có bao nhiêu % đóng góp của Southgate trong đó, thì thực tế vẫn đang là: ĐT Anh đã dành vé vào chơi trận chung kết đối đầu ĐT Tây Ban Nha. Đó dù gì, vẫn là thành công lớn dành cho Cửa Nam và các học trò. Và hãy cùng chờ xem họ lại tiếp tục mang đến cho chúng ta những bất ngờ gì ở trận đấu quyết định sau cuối sắp tới.
Bình Luận