Đồng ý là người đàn ông này đã giúp ĐT Anh tiến sâu hơn rất nhiều ở những giải đấu lớn gần đây, điều mà rất nhiều đời HLV và thế hệ cầu thủ trước không làm được. Cũng đồng ý luôn là ĐT Anh dưới thời Gareth Southgate đã trở thành một tập thể đoàn kết hơn, hướng đến mục tiêu chung hơn. Tuy vậy thì, đôi khi ranh giới giữa một đội tuyển đủ sức tiến sâu, với một đội đủ sức lên ngôi tại một giải đấu lớn như Euro hay WC, tưởng rất gần nhưng lại cách nhau rất xa. Đơn cử, cứ nhìn cái cách ĐT Anh bị người TBN tỏ ra lấn lướt gần như hoàn toàn trong trận chung kết đêm qua.
Ranh giới người hùng của Southgate và tội đồ quá mong manh.
Thế trận ấy, đúng là đến từ một sự trên trình của những cầu thủ TBN so với dàn sao bên phía ĐT Anh. Đúng nhưng chỉ là một phần. Đơn giản là vì nếu ĐT Anh lựa chọn cho mình một cách tiếp cận chủ động hơn, xây dựng cho mình một gameplan đủ bài bản, cũng như có những sự chuẩn bị tốt hơn cả về kỹ chiến thuật và nhân sự từ trước khi giải đấu bắt đầu, thì họ sẽ không phải chịu cảnh đá một trận chung kết bị đối phương out trình hoàn toàn đến vậy.
Southgate đêm qua cho ĐT Anh đá phòng ngự và trực chờ chuyển trạng thái. Họ thực tế đã làm tốt trong khâu phòng ngự, đặc biệt là trong H1 khi gần như kìm tỏa được sự nguy hiểm từ cặp cánh Yamal – Nico Williams. Tuy vậy thì vấn đề của họ, lại là sự phản kháng quá yếu ớt, điều mà những đội đá phòng ngự lẽ ra nên có để giảm bớt áp lực lên khung thành đội nhà, cũng như tìm kiếm cho mình những bàn thắng.
Người Anh phòng ngự và trực chờ chuyển trạng thái. Nhưng họ lại không dành lại được quả bóng trong các tình huống đánh chặn. Đơn giản vì khối đội hình của họ lùi quá sâu và tỏ ra quá bị động. Các tiền vệ trung tâm của Anh là Rice hay Mainoo gần như chỉ trực chờ bọc lót cho 2 biên hay che chắn cho hàng thủ, mà dường như không thể đưa ra một nỗ lực nào để tranh cướp quả bóng hay xử lý bóng 2, vì cả đội lùi sâu quá mà. Anh gần như phải đá chịu trận chính từ khối đội hình phòng ngự quá thụ động này. Bên cạnh đó, khi Anh có được bóng trong chân, họ cũng không có quá nhiều ý tưởng và tốc độ để triển khai một đợt chuyển trạng thái.
>>> Click tại đây để: Trực tiếp bóng đá full HD miễn phí <<<
Nguyên nhân rất đơn giản, người Anh có Bellingham, Foden, những cá nhân chuyên xâm nhập vòng cấm, tỏ ra nguy hiểm nhất ở 1/3 cuối sân. Họ có Kane, 1 cái hub hạng nặng, đủ sức làm tường, luân chuyển bóng ra biên hoặc mở những quả bóng thoáng ra phía sau hàng thủ cho Winger bó vào bằng lên, nhưng lại xử lý bóng quá chậm. Và họ có Saka, một cái tên phù hợp với bài Overload to Isolate, làm 1 chân rê từ biên đi bóng vào hơn là một máy chạy đủ sức bứt tốc để phản công. Với hàng công gồm 2 ông chuyên xâm nhập, đá áp đặt, 1 ông chân rê và 1 ông xử lý bóng chậm, không có nấy một chân chạy hay một chân chuyền để chí ít tung ra những quả phất, những quả chuyền vượt tuyến và bứt tốc, thứ vũ khí tối thượng dành cho những đội đá phản công, thì việc ĐT Anh gần như chẳng có nổi một tình huống phản công nào thực sự rõ nét trong H1 là điều dễ hiểu.
Bước ngoặt thật sự chỉ đến trong H2, khi Watkins (một chân chạy tốc độ) và Palmer (một chân chuyền, một tiền vệ cực kỳ quen với những thế trận chuyển trạng thái được đưa vào. Anh tổ chức chuyển trạng thái, phản công rõ nét hơn rất nhiều và bàn thắng là minh chứng rõ nét cho sự hiệu quả này.
Nhiều người bảo đó là do Southgate thay người quá hay. Nhưng với quan điểm cá nhân, đó lại là một gameplan có phần yếu kém của Southgate, vì lẽ ra với những thế trận chuyển trạng thái như thế này, những cái tên như Cole Palmer hay Watkins, phải được lựa chọn từ đầu. Mà thực tế, sự yếu kém trong gameplan này vốn đã được thể hiện rất rõ trong cái cách ĐT Anh chơi một thứ bóng đá thiếu nhất quán từ 4 trận đầu. Đến 2 trận tứ kết và bán kết thì dù đúng là lối đá của người Anh đã có những sự cải thiện đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung họ vẫn vào chung kết bằng những tình huống tỏa sáng cá nhân, theo cái cách mà chẳng ai hiểu vì sao những cầu thủ này lại tỏa sáng (Saka, Watkins hay Palmer).
Sự yếu kém của Gareth Southgate, còn đến từ chính cái bước lựa chọn nhân sự ngay từ trước khi giải đấu khởi tranh. Nếu như bên phía TBN, HLV De La Fuente thay Merino, thay Ozayabal, thay Olmo hay thay Zubimendi vào, tất cả những cái tên kể trên đều 1 chơi tròn vai, đúng yêu cầu từ HLV hoặc 2 đá xuất sắc, giúp TBN xoay chuyển luôn cục diện trận đấu. Vậy còn ĐT Anh của Southgate thì sao. Mang theo Eze, Gordon, Bowen, loại Jack Grealish, cuối cùng 3 ông kể trên đá được vỏn vẹn 10 mấy 20 phút mỗi ông. Southgate giữ khư khư những cái tên vốn đá mờ nhạt đến tận những phút 65-70, để rồi cũng chỉ biết cầu cạnh vào một Cole Palmer hay Watkins lẽ ra phải được trao nhiều cơ hội hơn nữa. Đó là mình còn chưa đề cập đến những sự loay hoay mà Southgate thực hiện ở cái vị trí đá cặp cùng Rice, khi ông xoay tứ lung tung từ Arnold, Gallagher mãi đến Mainoo thì Anh nhợn mới có một cặp Double Pivot tạm coi là ổn.
>>> Click xem ngay: Lịch bóng đá hôm nay <<<
Một tập thể thiếu sự nhất quán và định hình rõ ràng như vậy, bước vào một trận chung kết với đối thủ đang đá cực kỳ vào form và đồng bộ, thì liệu có bao nhiêu phần trăm cơ hội để họ giành được chiến thắng. Không lẽ Southgate vẫn cứ tiếp tục ngồi đó, nhìn đội nhà bị dồn ép, bị dẫn trước rồi mới cuống cuồng dùng cái “ma thuật đen” gì đó của mình rồi cúng cho những ngôi sao của mình tiếp tục cứu mình mãi sao? Một tập thể như vậy dù vào sâu, thì liệu có đủ sức định đoạt số phận của mình, chơi một thứ bóng đá thuyết phục và tự mình định đoạt số phận của mình nổi không?
Gareth Southgate chắc cũng chẳng biết câu trả lời. FA cũng vậy, họ chỉ nhìn vào thành tích đi sâu của ĐT Anh và tiếp tục muốn Southgate tạo ra những phép màu cùng ĐTQG của mình. Nếu sau giải đấu này, FA cần ĐT Anh tiếp tục tiến sâu, tiếp tục đá thiếu tổ chức mà vẫn đi tiếp theo cái cách chả ai hiểu tại sao họ đi tiếp, thì cứ việc ký tiếp hợp đồng với Southgate. Còn nếu họ thật sự muốn xóa nhòa đi ranh giới giữa một đội có khả năng đi sâu, với một đội thật sự đủ sức cạnh tranh, có một lối đá, hệ thống bài bản rõ ràng, xứng đáng hơn với tiềm năng của những cái tên tỷ đô hiện tại, thì chiếc ghế HLV nên thuộc về một vị HLV khác.
Bình Luận